Page 122 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 122

Thời  sinh  viên,  Hạnh  vào  ở  trong  Cư  xá  Sinh  viên
            Phục Hưng. Học ở hai lãnh vực khác nhau nên không còn
            liên lạc với nhau thường nữa. Mỗi lần có cơ hội gặp nhau,
            Hạnh thường cho xem những tấm hình Hạnh đi dự các cuộc
            gặp gỡ trong các Đại Hội Sinh Viên Quốc tế, khi thì ở Thuỵ
            Điển,  khi  thì  ở  Na  Uy.  Hạnh  thường  hay  đi  với  Giáo  sư
            Ngữ học Nguyễn Đình Hoà. Hóa ra Hạnh là con người rất
            ham hoạt động nhất là trong lãnh vực  thanh niên và sinh
            viên.  Và  Sử  học  là  môn  học  Hạnh  thích  thú  và  say  mê.
            Hạnh có Chứng chỉ Cao học về Sử và theo đồng môn Phạm
            Đức  Liên,  giáo  sư  môn  Địa  Lý  ở  Trường  Trung  Học
            Nguyễn Trãi Saigon (sau có Ph.D về Giáo dục ở Hoa Kỳ)
            thì nếu không sập tiệm Hạnh đã trình luận án Tiến sĩ Sử
            học ở Đại Học Văn Khoa vào tháng 4-1975 rồi.

                 Cuối năm 1990 mình và gia đình sang Mỹ định cư.
            Mình báo cho Nguyễn Viết Ninh biết. Ninh báo cho Hạnh
            vì  cùng  ở  Montréal.  Hạnh  phôn  ngay  sang  Mỹ.  Câu  đầu
            tiên của Bạn Ta là :

                 - Bạn Vàng ! thế nào ?  Có khoẻ không ? Gia đình ra
            sao ? Cuộc sống bước vào ổn định chưa ?
                 Thôi thì hàn huyên đủ chuyện. Đúng là tha hương ngộ
            cố tri !  Làm  sao tả hết  nỗi  mừng vui.  Hạnh cũng đề cập
            việc lập gia đình và niềm hanh phúc trên quê hương mới.
            Trách  nhiệm  hàng  đầu  là  cùng  Bà  Xã  chăm  lo  đàn  con.
            Nhưng máu hoạt động vẫn không lắng đọng. Hạnh lại lao
            vào, tập hợp một số đồng môn Chu Văn An ở Montréal lập
            nên  Hội Ái hữu Cựu Học sinh Chu Văn An để anh em có
            cơ hội găp nhau chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau nơi đất khách
            quê người. Hội đã bắt liên lạc được với các đồng môn khắp
            nơi. Nay đã đi vào nền nếp. Chỉ cần bấm keyboard là nối
            kết được. Xa mà hoá ra gần. Cái công ấy, đối với những


            Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59                      Trang 113
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127