Page 213 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 213

mầy mò nối lại. Đôi lần tôi nghe thấy tiếng mẹ tôi thở dài.
            Có lẽ thấy con vắng bố mẹ càng thương hơn chăng ?

                 Năm 1950 cha tôi liên lạc được với gia đình rồi đón
            chúng  tôi  lên  Hà  Nội.  Mẹ  tôi  nhất  định  ở  nhà  quê  trông
            nom ruộng vườn mồ mả tổ tiên nhà chồng mà trong thâm ý
            cũng không muốn làm vướng bận cha tôi để cha tôi thoả
            chí bình sinh. Ở Hà Nội, cha tôi xin cho tôi vào học Trường
            Tiểu Học Nguyễn Công Trứ còn gọi là Trường Hàng Than
            vì gần nhà máy điện thành phố chạy bằng than đá. Thầy tôi
            gởi  gấm  tôi  cho  một  ông  bạn  nổi  tiếng  nghiêm  là  thầy
            Hoàng Đình Tuất. Sau này tôi mới biêt thầy có biệt hiệu là
            Bát Sà Mâu vì thầy có cây thước kẻ rất to bằng sắt. Thầy
            thường dùng cây thước này quất vào tay học trò nào nghịch
            ngợm hay không thuộc bài. Thầy bảo cha tôi dẫn tôi tới nhà
            thầy cho thầy thử sức học xem thế nào vì cha tôi muốn xin
            cho tôi vào lớp nhì. Thầy giao cho tôi một đề toán và một
            đề luận văn trong khi thầy và cha tôi ngồi đàm đạo. Khoảng
            hai tiếng đồng hồ thì tôi làm xong hai bài. Một lúc sau thì
            thầy gọi tôi đưa bài cho thầy xem. Sau đó thầy nói với cha
            tôi, cho cháu theo lớp nhất  được đấy. Thế là tôi vào lớp
            nhất Trường Hàng Than. Có lẽ cha tôi đã gởi gấm nên thầy
            Tuất  theo  dõi  tôi  tận  tình.  Thầy  truy  bài  rất  kỹ  và  cũng
            thường gọi tôi lên bảng. Hai bàn tay tôi cũng thường nếm
            mùi  cây  “bát  sà  mâu”  của  thầy.  Tôi  ở  với  cha  tôi  ở  phố
            Duvigneau  rất  xa  trường.  Từ  Duvigneau  tôi  phải  ra  phố
            Huế vào Hàng Ngang, Hàng Đào qua Chợ Đồng Xuân đến
            Ngã Tư Hàng Đậu rẽ phải thì tới trường. Lúc về, qua Hàng
            Đào, Hàng Ngang tôi thích dán mũi vào cửa kinh mấy tiệm
            tạp hoá ngắm những đồ chơi bày biện bên trong đa dạng về
            hình dáng và màu sắc không bao giờ chán mắt. Tôi thường
            về nhà muộn nên cha tôi tưởng tôi vất vả lắm, nên ông gởi
            tôi ở nhà một người bạn gần trường hơn. Ở đây tôi gặp anh

            Trang 204                         Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59
   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218