Page 243 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 243

Hề khách sáo!
                        Chinh chiến xưa nay
                                    3
                        Mấy kẻ về!?
                 Lời thơ vừa ngâm dứt, tiếng vỗ tay cổ vũ còn dang dở
            thì bỗng một “cụ lính” sắp mãn khóa 9 tuần đứng uy nghi
            trên mặt giường đôi, cất giọng sang sảng ngâm bài “Tống
            biệt hành” của Thâm Tâm. Lời thơ đầy hào khí mà buồn.
            Tiếc thay không có tiếng sáo của Tô Kiều Ngân đệm cho
            buổi  văn  nghệ  tự  phát  này.  Nhận  xét  ấy,  đúng  như  ý
            Nguyễn Văn Quyên. Hắn bảo: Mình mà có đàn Hạ uy cầm
            ở đây sẽ đệm cho buổi ngâm thơ này chắc còn hay hơn ban
            Tao  Đàn  của  Đinh  Hùng.  Tôi  biết  Quyên  yêu  văn  nghệ,
            thích làm thơ, có ngón đàn Hạ uy cầm rất ngọt. Nhưng thơ
            của Quyên làm thiếu sáng tạo, ảnh hưởng nặng nề của thơ
            tiền chiến, không phát huy được tư tưởng mới, ngôn từ mới
            nào cả. Trong suốt 9 tuần, Quyên đưa cho tôi đọc đến gần
            hai mươi bài. Phần lớn đều là thơ tình, quanh đi quẩn lại về
            một  người  con  gái  nào  đó  mà  Quyên  yêu  từ  hồi  còn  đi
            học… Chàng thì mười tám… nàng thì mười lăm, mười sáu
            gì đó v.v…

                 Rồi thì cũng như Quyên với mối tình đầu tan vỡ, tan
            như bọt xà phòng. Khóa học của chúng tôi cũng kết thúc,
            nghĩa là cũng tan hàng.
                 Trong bốn thằng chúng tôi, sau lễ mãn khóa 5/68 còn
            được gọi là khóa 522 (Giáo chức) với 747 vị “sĩ quan binh
            nhì” học xong giai đoạn một thì chỉ có tôi và Bằng được về.


            3
             Bài thơ Lương Châu Tử:
                 Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
                 Dục ẩm Tỳ bà mã thượng thôi
                 Túy ngoại sa trường quân mạc tiếu
                 Cổ Lai chinh chiến kỷ nhân hồi
                              Vương Hán

            Trang 234                         Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59
   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248