Page 312 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 312

vật nọ mà thấy thẹn với lòng mình bởi còn ham trầm luân
            trong biển khổ mới là đệ tử của đấng tối cao toàn giác.

                 Ta hãy rán nói gương Ngài dứt hết mọi ham mê theo
            trầm  luân,  bằng  sự  hổ  thẹn  tội  lỗi  ta  dứt  bỏ  được  sự  ưa
            thích.

                 3-  Ham muốn - Pháp đối trị của ham muốn là dứt
            bỏ, ý nói dứt bỏ sự tham muốn bằng cách Bố thí.

                 Khi người có trí tuệ nhìn lại tâm mình thấy mình ham
            muốn một vật gì liền suy nghĩ đến vô thường, khổ não, vô
            ngã  Đó  là  đã  giác  ngộ  về  ngũ  trần  thì  không  dám  ham
            muốn tài sản chỉ nữa, mới dứt bỏ được phiền não.
                 Dứt bỏ còn có ý nói -  Khi ta có nhiều của cải thấy
            rằng ta chết không đem theo vật gì theo ta được, có chăng
            chỉ có tội lỗi và phước, ta liền đem của cải của mình ra bố
            thí.  Người dứt bỏ như vậy là người đánh ngay vào lòng
            ham muốn và dứt bỏ nó.

                 4-  Ham  muốn  đến  độ  mù  quáng,  tội  lỗi  -  Sự  ham
            muốn này đi đến chỗ gọi là ác nghiệp, đưa con người đến
            lường gạt trộm cắp.

                 Pháp trừ ngay ác nghiệp này là Chánh mạng nghĩa
            là nuôi mạng chân chánh không hại người đem lợi ích cho
            mình.
                 Pháp thứ 5, 6, 7 là tham, tham lam và tham lam thái
            quá thì chỉ có sự bố thí mới dứt bỏ nó được.

                 Tóm lại những pháp làm cho tâm ta xa lánh được sự
            tham làm là tri túc, tự túc, bố thí.

                 Bố Thí là giúp đỡ kẻ khác với tấm lòng Từ Bi, không
            nghĩ đến sự trả ơn của người thọ lãnh bố thí ấy.


            Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59                      Trang 303
   307   308   309   310   311   312   313   314   315   316   317