Page 19 - Cuối Đời Nhìn Lại Số 18 - Xuân Nhâm Dần (2022)
P. 19

buổi sáng vừa  mở cửa ra, bà đã thấy trước sân nhà
             khi thì con nai khi thì con hoẵng với đầy dấu chân
             hổ chung quanh”.


                   Tình mẫu tử của hổ cái như thế, khác chi loài
             người, nên  tục  ngữ  có  câu  “Hổ  dữ  không  ăn  thịt
             con”. Hổ còn biết nhớ ơn người đã giúp mình, không
             như một số người vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát.


                   - Hổ cũng  được  nhắc  đến  trong  cuốn  “Thần
             Hổ” của  tác giả Tchya,  người  đã thuật lại  linh khí
             của  một con thú, không chỉ rành  mạch  về thể chất
             mà cả về tâm linh - Hổ thần,  cai quản các  con  hổ

             trong vùng, có uy thế, uy quyền, có cảm ứng với các
             đối tượng qua thần khí và sắc khí của họ ... Hổ có trí
             nhớ dai, nhờ tính  này, tìm được  kẻ thù xưa,  từng

             rình  rập  săn  đuổi  đánh,  bắn,  đến  nỗi  hổ bị tật
             nguyền... sau đó toại nguyện, vì máu được đánh đổi
             bằng máu, khiến danh từ Thần Hổ ám ảnh và đi vào

             trí óc người dân chất phác tại vùng thượng du Bắc
             Việt, và quanh vùng đã lập miếu thờ khắc hình Ông
             Ba  mươi, dành  cho dân kiếm  củi  hay  dân  đi  săn

             trong rừng, đến khấn xin thần hổ tha mạng. - Không
             ai  biết  tên  thật  của  người  viết,  và chỉ phân  tích
             T.C.H.Y.A là “Tôi chẳng yêu ai” .






             Xuân Nhâm Dần                                              9
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24