Page 711 - Một Đời của Từ Băng - Ấn bản 2023
P. 711

Dân huyện Tiền Hải bên kia có người định nói
           lập miếu thờ để xuân thu nhị kỳ cúng bái cho oan
           hồn siêu thoát, nhưng không dám nói ra sợ mang

           họa vào mình.

                Vài năm sau, trên mảnh đất chạy ngút ngàn
           của phủ Thái Thụy (trước kia là huyện) có những
           hồn  ma  vất  vưởng  đi  về,  theo  như  lời  kể  của  dân
           làng nay đã là những dãy nhà ngang dọc chạy ra

           sát chân đê. Và dưới cái “bãi máu” hơn 50 năm xưa
           đã trở thành ngôi chợ buôn bán sầm uất. Tất cả đều
           là cơ ngơi của cụ Cù Đại Viễn.

                Nhưng đến đời Tự Đức thứ 4, giặc giã ở miền
           Bắc nổi lên khắp nơi. Lại thêm thiên tai, lụt lội, đê

           ở Văn Giang, ở Hưng Yên vỡ suốt 18 năm trời. Dân
           gian đói khổ, nghề nghiệp không có, cho nên người
           theo đi làm giặc càng ngày càng đông. Gia sản nhà
           họ Cù cũng tan theo bọt sông Trà Lý. Mãi đến đời

           thứ 9, người con trưởng của Cù Đại Viễn là Cù Đại
           Thiên  mới  dần  dần  khôi  phục  lại  được  một  phần
           nào gia sản. Năm Mậu Tí (1888) tức là năm Thành
           Thái Nguyên niên hầu hết các tỉnh thành ở xứ Bắc

           đã trở thành đất bảo hộ của Pháp. Mặc dù các quan
           lại vẫn do triều đình Huế bổ nhiệm nhưng đều phải
           nằm dưới quyền điều khiển và kiểm soát của người

           TỪ BĂNG                                            709
   706   707   708   709   710   711   712   713   714   715   716