Page 94 - Cuối Đời Nhìn Lại Số 18 - Xuân Nhâm Dần (2022)
P. 94

đem đến như gạo của Nam bộ chẳng hạn. Thành ra,
             lúa của mình làm ra phải đem bán đi để phải lo mua
             gạo từ nơi khác về, khiến cho ngân quỹ dự trữ phải

             chịu thêm gánh nặng.

                   Tài  nguyên  từ  rừng,  từ  biển  không  bảo  đảm
             được ổn định. Sản lượng tôm cá tùy thuộc vào mùa.
             Hàng năm vào tháng hai, tháng ba dương lịch là mùa
             đánh bắt tốt,  ngoài  ra  không đáng kể.  Những  xóm

             chài ven biển như ở Thuận An sống thất thường với
             tình trạng này. Hiện tượng vượt biên một thời cũng
             ảnh hưởng nhiều vào đấy. Nhiều người nghèo đã bỏ

             nghề đi biển vì có bà con ở ngoài gửi tiền về giúp
             đỡ, thậm chí có người còn nói thẳng ra là nhờ đó mà
             “sống khá”. Cái tâm lý vội thỏa mãn này đã đưa đẩy
             nhiều người không biết tự chế, khi có chút tiền thì
             rơi vào thói khoe khoang rất đáng phàn nàn như đua

             nhau xây mồ xây mả cho to, cho lộng lẫy. Họ ít học
             cho nên không biết rằng thường ra mồ mả càng to
             lên thì cái nhân cách mình càng bé đi.

                   Sản xuất công nghiệp thì gần như không có gì
             đáng kể. Ngoài lò vôi Long Thọ có từ thời Pháp, cho

             đến những năm của thập niên 1990 cũng chỉ có thể
             kể thêm nhà máy bia hợp doanh với Đan Mạch và
             nhà  máy xi  măng  hợp  doanh  với  Hồng  Kông.  Mặt

             hàng bia nghe đâu nộp ngân sách tỉnh rất đáng kể.


             84                                        Cuối Đời Nhìn Lại
   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99