Page 27 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 27

Từ  năm 1920 đến 1946,  ông  là  giáo  sư trường
            Bưởi (tức  trường  trung  học  bảo  hộ,  tiền  thân  của
            trường Chu  Văn  An sau  này).  Sau  Cách  mạng  tháng
            Tám năm 1945, ông được bổ nhiệm làm Thanh tra Trung
            học, rồi làm Hiệu trưởng trường Chu Văn An. Ông mất tích
            vào  đúng  ngày  chiến  tranh  Việt  Pháp  bùng  nổ,  ngày
            19/12/1946, để lại vợ và 6 người con trong đó có nhà vật lý
            Dương Trọng Bái.

                   Ngoài hai tác phẩm nôi danh và giá trị trên, giáo sư
            Dương Quảng Hàm còn để lại nhiều tác phẩm văn học giá
            trị cho hậu thế. Đó là :

                   -  Lectures  littéraires  sur  L’Indochine (Bài  tuyển
            văn học về Đông Dương, biên soạn cùng với Pujarnicle).
                   -  Quốc văn trích diễm (1925).
                   -  Tập  bài  thi  bằng  sơ  học  yếu  lược (1927,  soạn
            chung với Dương Tự Quán),
                   -  Những bài lịch sử Việt Nam (1927).
                   -  Văn học Việt Nam (1939).
                   -  Việt văn giáo khoa thư (1940).
                   -  Lý Văn Phức - Tiểu sử và Văn chương (viết xong
            khoảng năm 1945).
            Và rất nhiều bài báo tiếng Việt, tiếng Pháp đăng trên các
            báo Nam  Phong,  Hữu  Thanh,  Tri  Tân  và  báo  của  người
            Pháp…

            2/ Ai đã giết giáo sư Dương Quảng Hàm

                   Cái chết của giáo sư Dương Quảng Hàm rất bí mật
            nên  nhiều  giả  thuyết  đã  được  đặt  ra.  Trong  bài  “  Dương
            Quảng Hàm và những ngày Hà Nội nổ súng, 19/12/1946”,
            nhà văn Viên Linh đã viết : “Dương Quảng Hàm chết như
            thế  nào?  “mất,”  “mất  tích,”  “chết  trong  đám  cháy,”


            Trang 18                          Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32