Page 34 - CDNL-2018Flip
P. 34

Từ  đầu  năm  âm  lịch,  theo  lịch  trình,  làng  phân

            công  cho  năm  nhà  nuôi  năm  con  lợn  giống  do  làng
            phân phối. Năm nhà này sẽ chăm nuôi, vỗ cho con lợn
            ăn thật nhiều, cuối năm sẽ béo mập ú ụ. Gần đến ngày

            cúng đình, làng sẽ chọn con lợn to mập nhất trong số
            năm  con, gọi  là  “ông lềnh” để làm  thịt, đem  luộc  cả
            con rồi bày vào cái mâm gỗ sơn son thếp vàng làm lễ
            vật cúng Thần Hoàng. Bốn con lợn còn lai cũng ngả

            thịt luộc hết cho cả làng ăn. Lợn được vỗ béo rất kỹ
            nên lớn như thổi. Ăn xong lại nằm nên núc ních những

            mỡ và thường nặng cả tạ . Thịt lợn luộc chấm muối ăn
            với xôi nếp. Miếng thịt lợn toàn là mỡ, ăn vào những
            ngày  giáp  Tết làm  ấm  người lên. Trẻ con, người lớn
            đều có phần, cứ bốn người một cỗ. Có người cả năm

            không được miếng thịt, nay được một bữa thoải mái,
            nên mới có câu : Một miếng giữa làng bằng một sàng
            xó bếp !

                 Ông Nội tôi là người có học vị cao nhất làng nên

            được làm Tiên chỉ. Làng nào trọng thiên tước thì chọn
            người  cao  tuổi  nhất  làng  làm  Tiên  chỉ.  Tiên  chỉ  là
            người lãnh đạo tinh thần của làng, rất được trọng vọng.

            Cái thủ con lợn lềnh, cúng đình xong được cắt ra làm
            phần cho ông tiên chỉ. Năm nào bà Nội tôi cũng dùng
            thịt thủ này gói giò gọi là giò thủ. Giò thủ vừa béo, vừa

            dòn, ăn với bánh chưng thì tuyệt.




            28   Cuối Đời Nhìn Lại
   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39