Page 235 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 235

-  Sao  tớ  cứ  bị  “thất  tình”  liên  miên.  Kỳ  này  không
            trúng tuyển, tớ về lấy vợ ở Vũng Tàu cho rồi. Cô ta quê ở
            Mỹ  Tho.  Được  lắm.  Tớ  phải  làm  bao  nhiêu  bài  thơ  tặng
            nàng mới “dính” đấy.

                 - Mừng cậu. Cưới nhớ mời tớ nghe. Hai thằng cách
            nhau có ba chục cây mà. Thế còn “ông cụ” nằm kế giường
            cậu…?

                 - À. Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, tác giả bản Thu Ca
            nổi tiếng đấy. Ông sinh trước bọn mình năm năm, cứ bị gọi
            lên gọi xuống hoài nhưng đều cho về vì không đủ ký. Ông
            nói lần này là lần chót sẽ được miễn dịch vĩnh viễn vì bao
            nhiêu khóa rồi. Tạng ông vậy, làm sao vác súng được.

                 - Thế “ông cụ” làm gì cậu có biết không?
                 - À, ông là giáo sư Triết, dạy ở trường Pétrus Ký.

                 Tôi nghĩ, chắc ông về thôi. Thân tôi đã như lá tre mà
            thân hình ông còn mong manh hơn lá trúc.

                 Cũng phải nói là từ khi được tiếp xúc cùng nhạc sĩ họ
            Phạm,  tôi được nghe lại giọng Huế xưa của một  thời  trẻ
            dại, lăng nhăng. Tôi cũng từng đam mê đắm đuối cái chất
            Huế đầy  yêu ma mộng  mị. Có lẽ  thế, tôi và ông trở  nên
            thân tình và thường được ông bóc cam mời tôi. Ông ăn cam
            nhiều  hơn  thực  phẩm  nuôi  bao  tử.  Tôi  chiêm  nghiệm  ra
            rằng đây cũng là một phép “ép xác”.
                 Trong những ngày đợi chờ khám sức khỏe. Ngoài các
            vị nằm ườn ở giường; còn phần lớn là xuống tìm bia bọt
            nhậu lai rai. Song cũng có đám như Quyên và tôi vác manh
            chiếu ra quãng đường đá sát hàng rào, dưới tàn cây bá đậu.
            Chúng tôi nhìn hoàng hôn đi giật lùi trên các bãi tập mênh
            mông. Sau đó là thưởng thức chương trình văn nghệ “tả pí
            lù” hoặc thưởng thức các câu chuyện tiếu lâm. Người kể rất

            Trang 226                         Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59
   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240