Page 234 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 234

nam nhi”. Trong đó tôi cũng được ghép vào thành phần các
            nhà  sư  Tây  Tạng  ngồi  thiền  không  ăn  uống.  Đấy  là  cái
            thằng tôi đã khăn gói quả mướp lên đường suốt từ khóa 18
            năm  1964  đến  khóa  5  năm  1968  mới  “dính”.  Quý  đồng
            môn thử tưởng tượng một năm có ba khóa thì tôi đã trải qua
            quãng thời gian như thế nào khi thì ở Quang Trung khi thì
            lên  thẳng  trường  Bộ  binh  Thủ  Đức.  Nói  ra  thì  xấu  hổ,
            nhưng chính cái thời gian “nằm khàn” chờ đợi khám ấy, tôi
            cũng đã học được nhiều chiêu để hoãn dịch hoặc miễn dịch.
            Ví như ở  khóa 18  ấy;  khi  tôi vừa nhảy xuống  xe để xếp
            hàng thì chợt nghe thấy có người gọi. Tôi quay sang ngờ
            ngợ  nhìn  một  lúc  mới  nhận  ra  đồng  môn  Nguyễn  Văn
            Quyên. Phải có đến hơn 7 năm hai thằng không gặp nhau.
            Sau phần thủ tục nhập trại rồi đi lãnh đồ dùng cá nhân như
            chăn mền về, tôi đã thấy Quyên đợi trên lối cửa vào phòng.
            Hắn dẫn tôi tới chiếc giường còn trống, cạnh giường hắn.
            Hai thằng rủ nhau xuống căng-tin ăn trưa vì chưa quen mùi
            “cơm  lính”.  Hắn  mời  một  cụ  nằm  dài  như  xác  ướp  ở
            giường kế bên đi cùng. Nhưng cụ không đi, nói: cảm ơn.

                 Tại căng-tin chúng tôi hỏi thăm nhau. Tôi bảo:

                 - Hồi ấy. Tưởng lên “núi” rồi?
                 - Đà Lạt lấy hình thể về cân ký và chiều cao “gay”
            lắm. Không được.

                 - Sao bọn mình không gặp nhau ở CVA nhỉ?

                 - Tớ bên A. Năm chín “ao Bắc đơ”. Buồn quá nên lên
            ở Đà Lạt. Mới về dạy tư ở Vũng Tàu đầu năm ngoái. Còn
            cậu làm gì?

                 - Cũng vừa đi dạy ở Thị trấn “Xôi đậu” cùng tỉnh với
            cậu được một năm thì bị gọi. Thế cậu có vợ con chưa?



            Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59                      Trang 225
   229   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239