Page 232 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 232

Đấy là tôi suy luận ra từ văn chương lãng mạn chứ thực ra
            lớp tuổi chúng tôi dạo đó, đến hai phần ba lớp là bất cập so
            với cấp học. Nên có theo lên nữa cũng dở dang vì bị kêu
            nhập ngũ nửa chừng. Thà đi trước lên lon trước, làm quan ở
            một thời không có chiến tranh thì chẳng sợ sẽ thành thương
            bình, tử sĩ.

                 Tuy thế cũng có đồng môn không thực hiện được hoài
            bão của mình như lời thơ: “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào
            kiệt, xếp bút nghiên theo việc đao cung”, vì thiếu thước tấc
            hoặc  nhẹ  cân.  Đó  là  thời  gian  bọn  chúng  tôi  rời  trường
            Nguyễn Trãi lên học ở Chu Văn An (1957 – 1959). Lên học
            trường mới chúng tôi lại chia năm xẻ bảy ít được ngồi cùng
            lớp  vì  mỗi  thằng  theo  học  một  ban.  Những  thằng  mang
            “sước danh” suốt năm của lớp 4B1 Nguyễn Trãi tan tác vào
            lớp mới như Thành Típ, Cát càrem, Quyền thuốc lào, Thảo
            nam sơn Dương Hồng Quân, Ru xích lô máy, Dương Càn,
            Hiền A, Hiền B v.v… Chẳng còn được ngồi chung một lớp.
            Tuy là xa lạ ở lớp mới mà chẳng mấy chốc đã thân quen
            như Trần  Lam  Giang,  Đỗ  Phan Hạnh, Đào Thiện Tuyển,
            Ngô Văn Hè – Trần Quang Kiệm, Đoàn La – Phạm Quốc
            Đăng v.v… Duy có Nguyễn Văn Quyên là tôi không thấy
            nữa trong suốt thời gian học ấy. Tôi nghĩ chắc “ngài” đã
            ngày ngày xơi thịt bò bít tết cho lên cân để thỏa chí tang
            bồng rồi.
                 Bốn năm sau, có lẽ đó là tháng 6 năm 1964, sau khi
            làm thủ tục ở Quân vụ Thị Trấn đường Lê Văn Duyệt (nay
            là CMT8) nhập khóa 18 SQTB/TĐ. Tôi và “các đồng đội”
            tương lai được dồn lên các xe cam- nhông chở thẳng lên
            trại nhập ngũ số 3 ở Trung tâm Huấn luyện Quang Trung.
            Ngồi trên xe, tôi nhìn thấy cảnh đưa tiễn của một số bạn
            trước khi xe chạy, lại bâng khuâng nhớ lời thơ giảng buồn



            Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59                      Trang 223
   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236   237