Page 231 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 231

mà người ta, nếu có đi kiếm nhà nhau trên cùng một con
            đường này họ cũng chỉ đi theo quán tính ít khi quan tâm
            đến ngã tư nào là ông A hết nhà để sang đất ông B.

                 Lại  trở lại  năm  học đầu tiên di  cư  ấy, chúng tôi có
            danh hiệu là học sinh trường Nguyễn Trãi. Còn các anh học
            từ  đệ  tam  (lớp  10)  lên  đến  đệ  nhất  (lớp  12)  học  nhờ  ở
            trường Pétrus Ký với danh hiệu là học sinh Chu Văn An.
            Đây là tên hai trường trung học nổi tiếng ở Hà Nội ngày
            xưa. Năm ấy tôi được xếp vào lớp đệ ngũ B1 và học buổi
            trưa. Tôi gặp lại Đỗ X. Thắng – Phạm Trọng Sách – Phạm
            Gia  Định  –  Phan  Kim  Thịnh  và  Phạm  Quốc  Trường,
            Nguyễn Tự Chi… là những thằng học cùng trường Nguyễn
            Khuyến với tôi ở Nam Định. Còn thì toàn là những bộ mặt
            lạ hoắc. Vài thằng “mặt trắng môi son”, chắc gia đình khá
            giả, còn toàn là bộ mặt “đồng chua nước mặn cả”. Năm ấy
            hai môn chủ yếu là môn toán được thầy Nguyễn Đức Kim
            dạy,  môn  văn  được  thầy  Nguyễn  Như  Cương  phụ  trách.
            Thầy Cương có mái tóc chải ngược từ trước ra sau để hai
            cánh gà hai bên tai. Thầy vừa hút thuốc vừa giảng bài với
            giọng trầm bổng lôi cuốn. Khi dạy tới tác phẩm “Chinh phụ
            ngâm”  thì  hầu  như  cả  lớp  im  phăng  phắc.  Chúng  tôi  có
            thằng há miệng nhìn theo khói thuốc bay trên bàn tay thày,
            thả hồn theo lời thầy:
                       “Trống trường thành lung lay bóng nguyệt
                       “Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây…”.

                 Nhưng đến năm sau thầy Kim đổi về Đà Lạt và thầy
            Cương về dạy ở trường Quốc Gia Hành chánh. Song có lẽ
            dư âm và lời giảng đầy sức mê hoặc của thầy đã thúc đẩy
            nhiều bạn đồng môn của chúng tôi năm sau vừa đậu bằng
            trung học đã rủ nhau làm: “Tráng sĩ hề một đi không trở
            lại”,  trong  các  quân  trường  vùng  cao  nguyên  xanh  thẳm.


            Trang 222                         Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59
   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236