Page 79 - CDNL-2018Flip
P. 79

Hai định nghĩa sau này bị nhiều nhà thơ coi là...

            khôi hài và trật lất hết chỗ nói. Ở trên cái cõi đời ô trọc
            này hiếm có nhà thơ nào mà lại cho là mình... không có
            tài  năng, thơ  mình  không hay  và tác  phẩm  của  mình

            không có giá trị đâu. Hầu như ai cũng có cảm tưởng
            mình là... thi bá cả. Họa chăng thơ dở và tác phẩm tầm
            thường là của... người khác mà thôi. Còn cái khoản thơ
            nghiêm túc thì càng phải xét lại nữa. Không phải lúc

            nào “người em sầu mộng” cũng được “thi bá” mang ra
            làm  đề  tài  rồi  phong  em  lên  ngôi  “hoàng  hậu”  đâu!

            Nhiều vần thơ được gợi hứng từ một con vật thường bị
            coi là... hạ đẳng, đó là... chú chó.

                 Vậy nhân dịp Năm Tuất chúng ta thử đọc dăm ba
            vần điệu tạm gọi là... Thơ Chó xem sao!



                 Tục truyền rằng vào thời vua Tự Đức, một hôm có
            hai vị quan trong triều đình cãi lộn nhau. Mới đầu còn
            đấu khẩu lời qua tiếng lại (thường được gọi là đánh võ

            miệng),  rồi  sau  chuyển  qua  giai  đoạn  “thượng  cẳng
            chân, hạ cẳng tay” tức là đánh đá nhau. Sự việc đến tai
            nhà vua, vua cho triệu cả đôi bên vào để hỏi duyên cớ.

            Cả hai vị “tai to mặt lớn” đều đổ lỗi lẫn cho nhau và
            tâu rằng lúc ẩu đả có mặt một nhân chứng, đó là Cao
            Bá  Quát.  Vua  liền  đòi  ông  này  vào  khai  làm  chứng.
            Cao Bá Quát làm sớ tâu trình sự việc như sau để vua có

            thêm tài liệu... xử kiện:



                                                     Xuân Mậu Tuất  73
   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84