Page 268 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 268

bám như một gánh nặng trên bước ta đi tới cùng cộng đồng
            nhân loại.

                   Nho giáo hay Phật giáo đều chứa đựng những bài học
            luân lý rất  hay  cho cuộc sống, đặc biệt  trong đạo lý làm
            người. Nó quá chú trọng vào cách sống cá nhân mà quên đi
            cách sống cộng đồng, từ đó đã không giúp dân tộc ta khai
            thác  được  hết  sức  mạnh  tiềm  ẩn  của  chính  mình.  Những
            đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Nho giáo, cùng đức dũng
            của Phật giáo, nếu không có được một sự phối hợp tốt để
            vận dụng vào thực tế tập thể thì cũng chỉ là những giá trị
            đem đến cho cá nhân một sự sống đẹp chứ không làm nên
            sức mạnh cho cả một tập thể được.

                   Ôi! Lịch sử là lịch sử. Nó cứ đi bằng những bước của
            nó, cái may hay cái rủi, cái vui hay cái buồn, không đến với
            người này thì đến với ngưới khác. Nói trong chỗ quá khứ
            hay hiện tại, trong chỗ rộng lớn đại đồng nhân loại hay chỉ
            chỗ biến cố một nước, cái lẽ ấy đều dễ thấy ra.
                   Tôi ngồi đây với cây du, bạn bè không một ai, niềm
            tâm sự cứ thấm vào chính mình để đẩy sự suy nghĩ đến chỗ
            đôi khi mông lung khó tả.

                   Tôi nghĩ đến người thiểu số ở quê nhà, họ bị thiệt thòi
            nhiều quá. Cho đến nay, đời sống của họ chủ yếu vẫn là ở
            rừng với mọi nỗi thiếu thốn các tiện nghi. Tại họ bản chất
            yếu kém đã đành, nhưng cũng tại một chính sách bảo vệ họ
            gần  như  chưa  có  bao  giờ.  Một  trong  những  sự  đe  dọa
            thường xuyên mà họ phải đối mặt, là sự bị tước đi đất đai
            của mình, có khi do những chương trình qui hoạch của nhà
            nước, có khi bằng những thỏa thuận mua bán giữa họ với
            những người có thế hay có tiền.





            Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59                      Trang 259
   263   264   265   266   267   268   269   270   271   272   273