Page 267 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 267

Năm 1620, công nữ Ngọc Vạn được cha là chúa Sãi
            Nguyễn Phúc Nguyên gả cho vua Chân Lạp Chey Chetta II.
            Bằng tình cảm phu thê, công nữ thường xin vua Chân Lạp
            cho  từng  nhóm  người  Việt  vào  khai  phá  đất  đai  và  ở  lại
            định cư. Biên cương phía nam của Đại Việt cứ thế mà được
            đẩy xa xuống phía dưới.

                   Vấn đề là ở chỗ được hay mất đối với từng đối tượng
            lịch sử. Nước Đại Việt có những nguồn lực chính là ở vào
            những cơ hội lịch sử. Sức mạnh tiềm tàng của ta thường chỉ
            bộc  lộ  vào  khi  có  cơ  hội  như  thế  hay  trong  những  hoàn
            cảnh bị đẩy đến chỗ đường cùng, chứ không thường xuyên
            bằng ý chí lấy sự vươn xa làm mục đích. Điều này có liên
            quan đến cái triết lý nhân sinh mà cả cộng đồng từng được
            trang bị.

                   Hàng nghìn năm qua, ta sống với triết lý của Nho giáo
            cùng sự đồng hành của Phật giáo.
                   Nho giáo có điểm rất tích cực trong việc làm ổn định
            một xã hội có những qui củ đã có sẵn. Nó rất cần cho một
            trật tự xã hội nào đấy, nhưng quả đã không khuyến khích
            cộng đồng có những tham vọng băng mình đi đến những
            vùng đất mới để thiết lập những giá trị mới. Nho giáo đề
            cao những giá trị đã có sẵn, khuyến khích con người biết
            phục  tùng.  Cuộc  sống  nông  nghiệp  cứ  níu  kéo  dân  ta  co
            cụm vào mấy vạt đồng bằng chật hẹp, khiến ta có biển mà
            không có sức mạnh về biển. Biển như một cánh cửa để một
            dân tộc vượt thoát đi, thế mà cả nghìn năm qua ta cứ như
            một đứa trẻ thập thò nhút nhát trước biển. Biển chỉ dành
            cho những người có đầu óc phiêu lưu.

                   Triết lý Phật giáo với tinh thần cam chịu, nhìn đời là
            cõi tạm, đã tiếp tay với Nho giáo làm cho dân ta không dám
            nghĩ đến những điều thực dụng. Cái nghèo vì thế mà cứ đeo

            Trang 258                         Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59
   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271   272