Page 266 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 266

năm”, rồi tâm sự, “Lâu lâu tôi ghé về thăm nó một lần”. Tôi
            xúc động, không hỏi ông ở đâu về. Lát sau, ông ra dấu chào
            từ biệt, bỏ đi, dung dị, dáng phục phịch khuất dần ở chỗ
            lùm cây cuối bãi.

                   Người Maori là người bản địa, có mặt ở đất này đã hơn
            nghìn năm.

                   Vào đầu những thập niên của thế kỷ 18, hải quân Anh
            đổ bộ lên mảnh đất này, đặt tên New Zealand và tuyên bố
            là đất của vua Anh, nhưng bị người Maori chống lại quyết
            liệt. Sau gần một thế kỷ giao tranh đẫm máu, cuối cùng hai
            bên phải ký kết với nhau hiệp ước Wantangi vào năm 1840,
            theo đó người Maori công nhận quyền bảo hộ của hoàng
            gia Anh để đổi lại được người Anh thừa nhận quyền sở hữu
            đất đai vốn là của chính mình.

                   Cho đến nay, người Maori  là người  bản xứ  thiểu số,
            chiếm 15% dân số New Zealand gần năm triệu người.
                   Tôi cứ nghĩ miên man, cái sự mạnh được yếu thua có
            lẽ đã là chân lý của lịch sử.

                   Không  phải  đả  động  đến  ai  khác,  tôi  chỉ  cần  đưa  ra
            trường hợp của nước tôi. Lịch sử Đại Việt cũng có những
            lúc diễn ra theo cái cái qui luật mạnh được yếu thua như
            thế. Cái mạnh, có khi bằng quân sự nhưng cũng có khi chỉ
            bằng đôi tay yếu đuối của một người đàn bà. Tôi muốn nói
            đến trường hợp công chúa Huyền Trân và trường hợp công
            nữ Ngọc Vạn.

                   Huyền Trân công chúa vâng mệnh vua cha Trần Nhân
            Tông, về làm vợ vua Chiêm Thành Chế Mân, năm 1306, để
            đem về mảnh đất sính lễ là hai châu Ô và Lý, chạy dài từ
            đèo Hải Vân đến bắc Quảng Trị ngày nay.



            Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59                      Trang 257
   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271