Page 330 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 330

Consider it and see,
            At weddings, funerals, all formal rites,
            I, Pig, boast pride of place and lead the way.”


                 Nhưng sự thực heo không muốn “ở bẩn như heo” như
            thành ngữ người đặt cho. Một nhà văn có tiếng biện hộ cho
            lợn nói rằng lợn ở bẩn là vì cách lui tới giao thiệp của con
            người  đặt  cho  lợn,  chứ  nếu  chỉ  sống  trong  rừng  hay  nơi
            hoang dã thì lợn tương đối rất sạch. Le cochon n’est devenu
            sale par suite de ses fréquentations avec l’homme. A l‘état
            sauvage,  c’est  un  animal  très  propre.(Pierre  Loti).  Chung
            quy tại người.

                 Ở nhà quê Việt Nam xưa, vì muốn dùng chuồng lợn
            là một nơi chứa phân lẫn rơm rạ mục nát (tiếng Anh gọi là
            compost)  làm  phân  bón  ruộng  rất  tốt,  nên  người  đã  coi
            chuồng lợn là living room của lợn, cũng là bedroom. Lại là
            phòng ăn dining room của lợn, chỗ đổ cơm thừa canh cặn,
            bèo  hay  tấm  cám,  và  phòng  hộ-sanh  /  lâm-bồn  của  lợn
            (maternity/delivery  room).  Thành  thử  nơi  ở  của  lợn  mà
            người xếp đặt cho là nơi lợn làm chuyện tứ khoái (ăn, ngủ,
            truyền giống, bài tiết), độc có một chỗ. Tệ hơn nữa, có nơi
            người còn dùng chuồng heo làm W.C. cho người. Thật là
            không biết ngượng. Mà lợn lại không có chổi quét nhà hay
            máy hút  bụi  hiệu Hoover, mà dẫu cho  có đi  nữa, thì lợn
            cũng  không  biết  dùng  những  thứ  máy  này  giỏi  như  mấy
            ông chồng gương mẫu tại Mỹ, như vậy hèn nào mà không ở
            bẩn? Người mà sống như lợn cũng sẽ bẩn không kém!

                 Ở thôn quê, lợn là một nguồn lợi tức quan trọng chỉ
            kém  thóc  lúa.  Nhà  thơ  Tam  Nguyên  Yên  Đổ  Nguyễn
            Khuyến  trong  bài  thơ  “Nước  Lụt  Hỏi  Thăm  bạn,”  (là  cụ
            Bùi Văn Quế người làng Châu Cầu huyện Thanh Liêm, tỉnh
            Hà Nam,  xưa cùng đỗ cử nhân với  nhà thơ), sau khi  hỏi

            Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59                      Trang 321
   325   326   327   328   329   330   331   332   333   334   335