Page 252 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 252

Tôi nhận được câu trả lời lạnh băng như là người đối
            thoại cố tình làm cho mình tức giận:

                 ‘Chúng  tôi  buôn  bán,  không  ăn  xin!  Anh  cầm  tiền
            thối.’

                 Tôi vớt vát:

                 ‘Mình cùng cảnh ngộ ngày trước’, tôi thấy mình hay
            ho tận mạng khi đem ra xài mấy chữ nầy, vừa nói vừa ren
            rén  ngó  mau  về  bàn  tay  phân  nửa  của  anh  ám  hiệu  rằng
            cùng là cựu quân nhân. ‘Bây giờ khá hơn anh nên xin chia
            sẻ. Anh nhận để mua quà cho các cháu.’
                 Người bán hàng đẩy mạnh tay tôi ra với số tiền thối
            lại, quyết liệt:

                 ‘Chúng tôi không có con. Xin lỗi anh. Anh cầm. Tôi
            còn phải thối tiền các khách khác.’

                 Thế mà tôi vẫn kiên nhẫn lập lại lời yêu cầu nầy hai
            lần tới sau đó nữa. Lần thứ ba thì anh chắc lưỡi, bỏ tiền thối
            vô  xấp  tiền  anh  cầm.  Chắc  là  lần  nầy  nhờ  tôi  nhắc  tên
            người bạn chung. Tôi ngồi nán lại  để anh giãn khách,nói
            vài ba câu vô thưởng vô phạt rồi ra về. Hai bên nói chuyện
            tâm tình bên mấy ly trà nóng một cách tự nhiên những lần
            sau đó…



                 3.

                 Tôi  ra  trường  với  lon  Thiếu  Úy  lúc  24  tuổi,  tình
            nguyện vô binh chủng cọp ba đầu rằn. Thời  chiến chinh,
            mỗi người làm hết bổn phận mình trong chức vụ mà xã hội
            phân công, cách nầy hay cách khác, đó là điều bắt buộc.
            Cam đảm hay hèn nhát gì cũng không bằng hên xui: bà độ



            Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59                      Trang 243
   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257