Page 291 - DacSan60NamHoiNgoCVA59
P. 291

xuyên  bụng  tại  chiến  trường,  đương  trong  thời  gian  nghỉ
            phép dưỡng thương.

                 Năm đó có cuộc di cư từ Bắc vô Nam theo hiệp định
            Genève. Đậu được vô Petrus Ký nhưng chưa tựu trường, tôi
            lợi dụng lúc nghỉ Hè rủ bạn lơn tơn vô thăm trường cũ, nơi
            tôi theo học gần hai năm, thời gian lâu nhứt trong đời làm
            học trò Tiểu học. Ngôi trường có cái sân rộng mà tụi chúng
            tôi hằng ngày xếp hàng trước lớp dự chào cờ và nghe ông
            Hiệu Trưởng Phác giảng dạy luân lý năm ba phút về những
            cách cư xử của học trò khi ra đường cũng như lúc ở nhà.
            Trường đặc biệt có ba tác giả cuốn sách Khoa Học Quan
            Sát lừng danh: Huỳnh Văn Đó, Nguyến Hữu Thông, Tăng
            Văn Chương mà học trò đứa nào được học với bất cứ thầy
            nào cũng lấy làm hãnh diện.

                 Sân trường bây giờ la liệt đó đây là những túp liều,
            những lu vại, bếp núc. Quần áo treo, giắt lủng lẳng khắp
            nơi cả trên lan can và trên các nhánh cây trứng cá. Một số
            bàn ghế đã bị khiêng ra làm chỗ ngủ hay đã bị chẻ ra làm
            củi chụm bếp. Tôi ngạc nhiên trong đau xót khi thấy sân
            trường  mình  hoang  tàn  một  cách  thảm  hại.  Lác  đác  có
            những bếp lò làm bằng ba cục gạch như là được cạy xới lên
            ở đâu đó. Trên lò thường có nồi niêu soong chảo đen đúa
            khói  ám,  nhiều lò  lửa còn đương cháy, củi  tàn  ngã  cả ra
            ngoài. Kế bên thường là bãi nước lầy của chỗ làm cá thịt và
            giặt gỵa...

                 Tôi  tò  mò  nhìn  những  bà  cụ  dân  quê  đặc,  tóc  chải
            thành lọn dài, quấn bằng tấm vải thâm, cuốn vòng trên đầu.
            Điều khiến cho tôi và thằng bạn lối xóm đi chung tò mò là
            các bà đều có răng đen, mặc áo thâm với hai vạt dài, cái
            ruột  tượng  luôn  luôn  quấn  ngang  bụng,  nói  chuyện  bằng
            giọng mà cố gắng lắm chúng tôi mới hiểu lõm bõm.


            Trang 282                         Đặc san Hội ngộ 60 Năm CVA59
   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296